info@jecc-net.com.vn
Đánh giá ý thức của Sale trong giao tiếp khách hàng (CST-R)
Đối tượng: Nhân viên kinh doanh muốn trở thành chuyên viên tư vấn bán hàng hoặc chuyên viên đưa ra giải pháp.
Gặp gỡ khách hàng là điểm khởi đầu của xây dựng nhu cầu. Đánh giá giúp hiểu được khuynh hướng ý thức của nhân viên kinh doanh.
Nếu không có được tâm thế “muốn cống hiến cho khách hàng”, “muốn cùng khách hàng tạo ra giá trị” thì dù hiểu rõ về sản phẩm và có kỹ năng đàm phán, thì những kỹ năng đó chỉ là kỹ năng “ép mua” mà thôi.
Đánh giá này nhằm đo đạc được ý thức không thể thiếu trong khi tiếp xúc khách hàng, từ đó có những tư vấn để nhân viên kinh doanh phát triển bản thân trong tương lai, từ đó kết nối những kỹ năng đó với thành quả.
Hiệu quả có thể đạt được
Đánh giá sự cân bằng của quy trình tiếp xúc khách hàng.
Đánh giá giúp làm rõ điểm mạnh và điểm cần cải thiện của bản thân liên quan tới quá trình chuẩn bị và 4 bước trong quy trình gặp gỡ khách hàng. Vì vậy, giúp người thực hiện đánh giá nhân viên được điểm quan trọng trong khi thực hiện trong thực tiễn.
Thúc đẩy sự phát triển của kinh doanh theo hướng xây dựng nhu cầu.
Kết quả đánh giá thể hiện dưới dạng biểu đồ những ý thức không thể thiếu để có thể thực hiện kinh doanh theo hướng xây dựng nhu cầu.
Dễ đo đạc hiệu quả của chương trình đào tạo.
Hiệu quả của việc đào tạo khó nhìn thấy được bằng mắt thường. Thực hiện đánh giá trước và sau khóa học, giúp đánh giá được sự thay đổi trong ý thức của học viên và sự tiến bộ của học viên sau khi tham gia khoá học.
Tổng quan về đánh giá
Đánh giá ý thức của sale trong tiếp xúc khách hàng giúp đánh giá trạng thái hiện tại của bản thân nhân viên sale, liên quan tới những ý thức cần có khi thực hiện tiếp xúc cá biệt để cùng với khách hàng xây dựng giải pháp. Nhờ đó mà nhân viên sale tìm được vấn đề cần thực hiện để phát triển bản thân. Chỉ cần một lần đánh giá mà có thể đánh giá được 2 loại ý thức.
<5 ý thức liên quan tới quy trình tiếp xúc khách hàng>
A.Ý thức “nhất định không từ bỏ”:
Ý thức sẵn sàng tiếp nhận thái độ phản đối và từ chối của khách hàng, không từ bỏ khi bị phản đối mà nỗ lực lắng nghe tình trạng thực tế và vấn đề của khách hàng.
B. Ý thức chủ động trong khi tiếp xúc khách hàng:
Ý thức chủ động trong việc trò chuyện với khách hàng, dẫn dắt khách hàng để có thể kết thúc buổi gặp gỡ một cách hiệu quả.
C. Ý thức đầu tư công sức vào việc truyền đạt và lắng nghe
Ý thức nỗ lực thường xuyên để tránh sự hiểu nhầm đối với khách hàng, hai bên cùng thấu hiểu nhau.
D. Ý thức cống hiến
Là ý thức muốn cống hiến vì cuộc sống hạnh phúc, vì sự phát triển và thịnh vượng của khách hàng, từ đó phát huy tối đa sức mạnh của công ty (tổ chức) của mình, xây dựng nhu cầu mới. Và kết quả nhận được đó là ý thức không ngừng nâng cao thành quả công việc bộ phận của mình (ý thức xây dựng nhu cầu, ý thức nâng cao thành quả).
Ví dụ về việc ứng dụng đánh giá ý thức
Nhìn vào kết quả đánh giá, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ học viên. Có nhiều người nói rằng: “Tôi hoàn toàn không phát triển được khách hàng mới”, “Nhìn vào kết quả đánh giá khiến tôi giật mình, không ngờ có thể nhìn thấy được đặc trưng của mình. Đúng là trước giờ tôi chỉ hay đi thăm hỏi khách hàng có sẵn”.
Kết quả đánh giá này có rất nhiều cách ứng dụng khác nhau.
- Nhân viên sale: Đánh giá khách quan được ý thức của bản thân trong việc thực hiện hoạt động bán hàng.
- Cấp trên của nhân viên sale: Là tài liệu tham khảo để có cách thức hỗ trợ phù hợp nhất giúp nhân viên của mình tiến bộ
※ Có thể tiến hành đánh giá trên giấy hoặc đánh giá online.
Sử dụng kết hợp với đào tạo sẽ tạo nên hiệu quả tối đa
Đánh giá
Đánh giá trước khoá học sẽ giúp học viên nắm bắt được khuynh hướng suy nghĩ của bản thân, từ đó biết được trọng điểm cần học và vấn đề cần thực hiện của mình trong khoá học là gì.
Đào tạo
Dựa vào kết quả đánh giá ý thức, các học viên sẽ nắm được điểm quan trọng để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
Áp dụng
Sau khoá học, khi áp dụng vào thực tiễn, các học viên ý thức về vấn đề của bản thân, vận hành không ngừng PDCA để tiến bộ thường xuyên.
Đánh giá lại
Sau một khoảng thời gian áp dụng vào thực tiễn nhất định, thực hiện đánh giá lại để đo đạc được kết quả của chương trình đào tạo. Chúng tôi sẽ báo cáo kết quả đánh giá tổng quát cho quý khách hàng.