Đánh giá ý thức cơ sở của Leader (KI-R)

Đối tượng: Leader mới, Leader muốn đánh giá ý thức cơ bản trong quản lý.

Từ “người tự hành động để tạo ra thành quả của bản thân” thành“người khiến nhân viên hành động để tạo ra thành quả của bộ phận”; Nắm được những ý thức cơ bản cần có của Leader.

Nếu vẫn mang ý thức của nhân viên, thì dù có được tâm thế và hiểu được cách thức quản lý, Leader cũng không thể hiện được hết khả năng của mình.

Đánh giá ý thức này giúp đo đạc được ý thức cơ bản cần có của Leader trong thời đại xây dựng nhu cầu, nhờ đó tìm được vấn đề cần thực hiện trong tương lai.

Hiệu quả có thể đạt được

Nhìn thấy được sự tiến bộ của Leader mới

Thực hiện đánh giá định kỳ, sẽ xác định được Leader mới đã có được tâm thế cần có và hiểu được cách quản lý hay chưa, đồng thời nhìn thấy được sự tiến bộ của Leader bằng con số.

Đánh giá khách quan được khuynh hướng ý thức của bản thân

Kết quả đánh giá được thể hiện dưới dạng biểu đồ, thể hiện việc vận hành quy trình quản lý trong thời đại xây dựng nhu cầu, từ đầu năm tài chính tới cuối năm tài chính.

Dễ đo đạc hiệu quả của chương trình đào tạo

Hiệu quả của việc đào tạo khó nhìn thấy được bằng mắt thường. Thực hiện đánh giá trước và sau khóa học, giúp đánh giá được sự thay đổi trong ý thức của học viên và sự tiến bộ của học viên sau khi tham gia khoá học.

Tổng quan về đánh giá

Đánh giá ý thức cơ bản của Leader giúp nhân biết được vấn đề cần thực hiện của bản thân để trở thành Leader dựa vào vai trò sứ mệnh của bộ phận, không ngừng vận hành chu trình quản lý để không ngừng tạo ra thành quả công việc của bộ phận.

I. Giám đốc của bộ phận:

Mong muốn hoàn thành mục tiêu bộ phận với vai trò là người chịu trách nhiệm của bộ phận.

II.Người chỉ huy chiến lược của bộ phận:

Ý thức lôi kéo toàn bộ năng lượng của tổ chức bằng cách chia sẻ và hợp nhất về mục tiêu, phương châm và kế hoạch.

III.Người giữ gìn kỷ luật:

Ý thức thực hiện triệt để kỷ luật – nền móng để phát huy sức mạnh của tổ chức.

IV.Người đào tạo:

Ý thức tự mình tiến hành việc đào tạo nhân viên khiến thành tích của bộ phận nâng cao.

V. Người đánh giá công bằng, chính xác:

Là ý thức thông qua việc đánh giá cuối năm để khiến nhân viên tiến bộ, thành quả công việc năm sau cao hơn năm trước.

Ví dụ về việc ứng dụng đánh giá ý thức

Nhìn vào kết quả đánh giá, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ học viên. Có nhiều người nói rằng: “Tôi cứ tưởng rằng trước giờ mình đang làm tốt, hoá ra mới chỉ tập trung vào việc mình quan tâm”; “Trước giờ tôi cứ nghĩ rằng đánh giá cuối năm chỉ cần đánh giá kết quả là được” v.v…

Kết quả đánh giá này có rất nhiều cách ứng dụng khác nhau.

  • Leader: Đánh giá khách quan được khuynh hướng ý thức cơ bản trong quản lý của bản thân.
  • Cấp trên của Leader: Là tài liệu tham khảo để có cách thức hỗ trợ phù hợp nhất giúp nhân viên của mình (leader) tiến bộ.

※ Có thể tiến hành đánh giá trên giấy hoặc đánh giá online.

Sử dụng kết hợp với đào tạo sẽ tạo nên hiệu quả tối đa

Đánh giá

Đánh giá trước khoá học sẽ giúp học viên nắm bắt được khuynh hướng suy nghĩ của bản thân, từ đó biết được trọng điểm cần học và vấn đề cần thực hiện của mình trong khoá học là gì.

Đào tạo

Dựa vào kết quả đánh giá ý thức, các học viên sẽ nắm được điểm quan trọng để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.

Áp dụng

Sau khoá học, khi áp dụng vào thực tiễn, các học viên ý thức về vấn đề của bản thân, vận hành không ngừng PDCA để tiến bộ thường xuyên.

Đánh giá lại

Sau một khoảng thời gian áp dụng vào thực tiễn nhất định, thực hiện đánh giá lại để đo đạc được kết quả của chương trình đào tạo. Chúng tôi sẽ báo cáo kết quả đánh giá tổng quát cho quý khách hàng.